XỬ THẾ

XỬ THẾ
—-+++—-

Tự ái cá nhân nên kìm chế
Chữ lễ hàng đầu chớ trách chê
Đừng vì cậy tài mà kiêu ngạo
Ơn nghĩa ở đời tránh san xê
Cương nhu hợp nhẽ là xu thế
Hiểu biết gom thân vận bén nghề
Câu nói ở trên từ kinh sử
Tối đa tường tỏ chớ bỏ bê

Gieo Thoi: Nguyễn Đức Mạnh

 

Đối nhân xử thế là gì? Những câu nói hay về cách đối nhân xử thế

Cụm từ “đối nhân xử thế” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong cuộc sống. Ông bà ta cũng nhiều lần khuyên răn: “Ở đời sống phải biết đối nhân xử thế con ạ”. Ứng xử sao cho thông minh, khôn khéo được ví như một “nghệ thuật”. Không chỉ vậy, nó còn là kỹ năng sống, bí quyết giúp mọi người thành công hơn trong mọi lĩnh vực.

Đối nhân xử thế – bài học cả đời

Đối nhân xử thế là gì? Hiểu đơn giản, đó là cách đối xử với mọi người ở đời. Hành xử, ứng xử sao cho phải, cho vừa lòng người là chuyện không phải dễ. Người biết xử lý khéo léo, tinh tế trong mọi tình huống là người biết mình biết người, biết ăn ở với người khác hợp tình hợp lý. Những người đối nhân khéo, xử thế hay thường được người khác quý mến và tôn trọng. Những người này cũng thường rất nhanh nhạy, có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh.

Đối đãi với người khác ra sao, xử lý những tình huống như thế nào là những bài học cực kỳ ý nghĩa và thiết thực. Và chúng ta phải rèn luyện suốt cả cuộc đời chứ không phải học trong ngày một, ngày hai. Người xưa đã đúc kết nhiều câu nói rất hay về chủ đề này.

Cách đối nhân xử thế thông minh trong các hoàn cảnh

Mỗi hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống sẽ cần cách “đối nhân xử thế” khác nhau.

Đối nhân khéo, xử thế hay trong môi trường công sở

Công sở vốn là môi trường phức tạp, đôi khi lắm thị phi. Làm sao để luôn giữ thái độ đúng mực, cư xử cho người ta “tâm phục khẩu phục”? Hãy lưu ý một số điều dưới đây:

Hãy luôn bình tĩnh, tự tin khi trình bày quan điểm. Trong công việc, không thể tránh khỏi những bất đồng với sếp hay đồng nghiệp. Thay vì tranh cãi gây bất hòa, hãy cư xử khéo tế nhị. Có thể là gặp riêng người ta để ngồi nói chuyện góp ý, trình bày lý lẽ thuyết phục.

Tôn trọng đồng nghiệp, tránh tự cao tự đại xem mình giỏi hơn, xem thường ý kiến của người khác. Mỗi người có nền tảng học vấn, văn hóa khác nhau, do vậy quan điểm khác nhau là bình thường.

Không nói xấu đồng nghiệp. Nếu không hài lòng, nên thẳng thắn và tế nhị góp ý. Không cố tình chia bè kéo cánh,…

Với các nhà tuyển dụng, đối xử khéo léo còn thể hiện ở việc đơn giản: từ chối ứng viên. Nếu thấy ứng viên không đạt, không phù hợp, họ có thể gửi mail phản hồi. Kèm theo đó là lời cảm ơn, xin lưu lại hồ sơ để liên lạc khi có nhu cầu,… Rõ ràng, chỉ kèm theo vài từ cũng khiến người nhận cảm thấy thoải mái. Trong khi đó, nhiều công ty chọn cách “bặt vô âm tín”.

xử thế

Đối nhân xử thê

Cùng Tác Giả