Tác Giả : Xuân Quỳnh

Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Tp Hà Nội. Bà là một trong những nhà thơ nữ Việt Nam với nhiều những tác phẩm thơ nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Ở bài viết này, bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ này nhé.
nha tho xuan quynh

 

Đôi nét tuổi sự về nhà thơ Xuân Quỳnh
Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Tp Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên đi công tác xa gia đình. Xuân Quỳnh lớn lên trong vòng tay của bà nội.

Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,…

Nhà thơ Xuân Quỳnh đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà.

Cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh

  • Vào tháng 2/1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn Công Nhân Dân Trung Ương và đã ở đây bà đã được đào tạo thành một diễn viên múa. Trong sự nghiệp nghề Múa của mình, đã nhiều lần bà được đi biểu diễn ở nước ngoài và được dự đại hội thanh niên sinh viên thế giới vào năm 1962 tại Áo.
  • Từ năm 1963 – 1964, Xuân Quỳnh bắt đầu tham gia vào sự nghiệp văn thơ của mình, bà được học tại trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ khóa 1 của hội nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong bà về làm việc tại Báo Văn Nghệ và báo phụ nữ Việt Nam.
  • Năm 1967, bà được kết nạp và trở thành ủy viên Ban chấp hành của hội nhà văn Việt Nam khóa III.
  • Năm 1973, nhà thơ Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Trước đó, bà đã kết hôn lần đầu với một nhạc công của Đoàn văn công Nhân Dân Trung Ương và đã ly hôn.
  • Từ năm 1978 cho đến khi qua đời, bà đã làm biên tập viên cho NXB Tác phẩm mới.
  • Nhà thơ Xuân Quỳnh mất 29/08/1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại Hải Dương cùng với người chồng là Lưu Quang Vũ và con trai là Lưu Quang Thơ khi đó mới 13 tuổi.
  • Năm 2001, Xuân Quỳnh được nhà nước phong tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
  • Năm 2017, Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho cố nhà thờ Xuân Quỳnh với 2 tập thơ đó là Lời Ru mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.

Nội dung thơ ca của nhà Thơ Xuân Quỳnh

Chủ đề chính trong những bài thơ của Xuân Quỳnh thường hướng nhiều về nội tâm như: Kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình,… Thơ ca của bà có tính hướng nội, thiên nhiều về tâm trạng cá nhân nhưng không quá rời xa với đời sống.

Thơ của bà là đời sống thực, đời sống của bà trong những năm đất nước còn đang bị chiến tranh, nghèo đói, thơ của Xuân Quỳnh là những lo toan con cái, cơm nước, cửa nhà của một người phụ nữ. Những nét riêng trong thơ của Xuân Quỳnh so với các thế hệ nhà thơ hiện đại khác cùng thời đó chính là cái gọi là khía cạnh nội tâm.

Thời ấy đa phần thơ thiên về phản ánh sự kiện xã hội, tâm trạng của tác giả thường là tâm trạng chung của xã hội, vui buồn của tác giả hòa chung với vui buồn của người dân trong xã hội. Tâm trạng thơ trong Xuân Quỳnh thì lại khác, những lời thơ của tác giả nảy sinh ra từ chính những cuộc sống đời thường của tác giả.

Những câu thơ của Xuân Quỳnh giàu tình cảm và sự tinh tế nhưng lẩn khuất phía sau những tình cảm ấy là là những tư tưởng có tính khái quát, triết lý. Đấy là một trong những triết lý được nảy sinh từ đời sống.

Đề tài thơ của Xuân Quỳnh không phải là điều quan trọng. Điều mà nhà thơ quan tâm nhất ở đây là chủ đề. Thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng có tứ, dùng tứ để bộc lộ chủ đề. Đây được coi là một trong những đóng góp đáng quý vì giai đoạn ấy thơ của chúng ta rất lỏng về tứ.

Những Tác Phẩm Của Tác Giả: