TÔN UY TRỌNG MẼ

TÔN UY TRỌNG MẼ
—–+++++—–
Tôn sư trọng đạo có từ lâu
Nghề luật bấy nay đã có “mầu”
Mà sao hành sử như vậy á
Bắt cô quỳ gối…mắt đỏ ngầu
Huyên thuyên gạng mắng như đầu gấu
Cô mà quỳ được sẽ bỏ tâu
Tâu trên, tâu cánh cho cô chết
Thực thi câu lệnh cô cúi đầu.

Gieo Thoi: Nguyễn Đức Mạnh

 

Vụ “ép” cô giáo quỳ xin lỗi: Ông Võ Hòa Thuận chưa đủ điều kiện để được gọi là luật sư
Thứ Năm, 15/3/2018 07:00 GMT+7
(PLO) – Trong vụ việc “ép” cô giáo quỳ xảy ra tại Trường Tiểu học Bình Chánh (Bến Lức, Long An) thì ông Võ Hòa Thuận được biết đến với nhiều công việc khác nhau như: “luật sư” hoặc “thư ký Hội Luật gia huyện Bến Lức”. Tuy nhiên, qua các thông tin phản hồi từ các cơ quan liên quan thì những “chức danh” trên của ông Thuận là không chính xác.
Vụ “ép” cô giáo quỳ xin lỗi: Ông Võ Hòa Thuận chưa đủ điều kiện để được gọi là luật sư
Ảnh từ internet.
Về danh xưng “thư ký Hội Luật gia huyện”, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Long An Đặng Văn Xướng xác nhận, Hội đã rà soát trong tỉnh, huyện thì không thấy cá nhân Võ Hòa Thuận trong danh sách hội viên Hội Luật gia. Trong hệ thống tổ chức Hội Luật gia hiện nay không có chức danh thư ký của huyện hội và tỉnh hội. Hội Luật gia tỉnh sẽ gửi đơn đến các cơ quan báo chí để yêu cầu đính chính thông tin và đề nghị cơ quan chức năng xác minh rõ lai lịch của cá nhân Võ Hòa Thuận.

“Nhiều thông tin xác định cá nhân Võ Hòa Thuận làm thư ký cho Hội Luật gia cấp huyện trên địa bàn tỉnh Long An đã gây ảnh hưởng xấu đến Hội Luật gia tỉnh Long An cũng như Trung ương Hội Luật gia Việt Nam” – ông Xướng phản ánh.

Hội Luật gia Việt Nam cũng khẳng định ông Thuận không có tên trong danh sách của Trung ương Hội.

Còn với danh xưng “luật sư” thì trong danh sách những cá nhân thuộc Đoàn Luật sư TP HCM được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư ban hành kèm theo quyết định được ký vào ngày 22/1/2018 của Bộ Tư pháp có tên ông Võ Hòa Thuận (sinh năm 1984, trú xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An; số chứng chỉ hành nghề 14914) Đây là danh sách của những luật sư đã vượt qua kỳ thi của Liên đoàn Luật sư Việt Nam để nhận được chứng chỉ hành nghề luật sư.

Tuy nhiên, ở phần ghi chú sau tên ông Thuận để trống, trong khi những người khác có ghi chú “Đạt yêu cầu KT”. Với trường hợp này, có thể ông Thuận tham dự đợt thi nhưng chưa đỗ hoặc đang chờ phúc khảo.

Có thể nói, qua xác nhận của đại diện Hội Luật gia, ông Thuận đã mạo danh “mác” thư ký Hội. Còn liên quan đến luật sư, hành nghề luật sư thì Điều 10 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định rất rõ tiêu chuẩn của luật sư: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề thì có thể trở thành luật sư”.

Điều 11 của Luật Luật sư cũng quy định: “Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một đoàn luật sư”.

Do vậy, dù Bộ Tư pháp đã cấp chứng chỉ hành nghề, ông Võ Hòa Thuận vẫn chưa phải là luật sư. Việc Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề luật sư chỉ là “điều kiện cần”. Còn “điều kiện đủ” là Thẻ luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.

Trả lời báo chí, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh cũng khẳng định, ông Võ Hòa Thuận chưa được gọi là luật sư và sẽ khó để trở thành luật sư. “Với một người có hiểu biết về phạm luật mà có những hành vi như thế là chưa đúng mực. Nếu ông Võ Hòa Thuận nộp đơn xin gia nhập Liên đoàn, xin cấp Thẻ luật sư, Liên đoàn cũng sẽ xem xét những thông tin mà báo chí phản ánh về ông ấy trong thời gian qua. Nếu kết luận cho thấy ông Thuận có những sai sót, Liên đoàn sẽ từ chối cấp Thẻ luật sư. Có thể sau này ông Thuận vẫn tiếp tục theo đuổi nghề luật sư nhưng những phản ứng của dư luận về vị phụ huynh này trong thời gian qua đã một bất lợi đối với ông ấy” – ông Thịnh chia sẻ.

Theo một số luật sư, việc ông Võ Hòa Thuận bị phản ánh tham gia gây sức ép buộc cô giáo phải quỳ đến 40 phút tại nhà trường, có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Khi cơ quan chức năng xác định đó là hành vi vi phạm pháp luật thì ông Thuận có thể bị xem xét tước chứng chỉ hành nghề luật sư.

Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 18 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư quy định: Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư: Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này.

Báo Pháp Luật

Cùng Tác Giả