Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

Tác Giả:
Thể Loại: CA DAO - TỤC NGỮ

Ai đó mới đọc qua, mà nếu lại là người nước ngoài học tiếng Việt, hẳn là sẽ giật mình trước cách nói của câu tục ngữ này. Anh em như thể tay chân, ai cũng có và vô cùng cần thiết vậy mà lẽ nào có thể đem đổi lấy những người láng giềng “người dưng nước lã” ư? Chuyện bán mua ở đây phải chăng mang màu sắc thương mại, và vì vậy, có thiếu tính nhân văn đạo lý không?

Ai đó mới đọc qua, mà nếu lại là người nước ngoài học tiếng Việt, hẳn là sẽ giật mình trước cách nói của câu tục ngữ này. Anh em như thể tay chân, ai cũng có và vô cùng cần thiết vậy mà lẽ nào có thể đem đổi lấy những người láng giềng “người dưng nước lã” ư? Chuyện bán mua ở đây phải chăng mang màu sắc thương mại, và vì vậy, có thiếu tính nhân văn đạo lý không?

 

Người ta, sống ở đời, dù ở đâu cũng có nhiều mối quan hệ, trong đó có mối quan hệ cùng huyết thống (anh em) nhưng cũng có mối quan hệ với những người cùng không gian địa lý (cùng thôn, cùng xóm, cùng hàng phố – tức láng giềng).

“Thứ nhất cận thân, thứ nhì cận lân” nhưng những khi khó khăn hoạn nạn, thì sự giúp đỡ, đùm bọc của những người “cận lân” lại rất cần thiết. Hàng xóm láng giềng “tối lửa tắt đèn” cần có nhau. Và cũng chẳng phải khi tắt lửa tối đèn mới cần đến hàng xóm. Những lúc vui vẻ sum vầy cần chia sẻ niềm vui, để động viên nhau trong cuộc sống (có khi chỉ ngồi đàm đạo một câu chuyện bên bàn trà), cũng rất cần những người bạn gần, “ới một tiếng” là có mặt. Họ chính là những người thay cho anh em của ta nhưng lại ở nơi quá xa, không có điều kiện làm việc đó.

“Bán anh em xa mua láng giềng gần” chỉ là một lối nói hình tượng. Rằng tình cảm của quan hệ anh em là rất đáng coi trọng, nhưng nếu điều này bị hạn chế bởi khoảng cách không gian, chúng ta phải biết tìm và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm láng giềng. Họ là một phần của mọi sinh hoạt đời sống diễn ra hàng ngày, có khi cả cuộc đời.

Cuộc sống đòi hỏi chúng ta một cách ứng xử thích hợp với hiện thực. Đó là lẽ sống mang đậm tính cộng đồng và cũng rất nhân văn của người Việt Nam chúng ta.

Phòng khi tối lửa tắt đèn
Láng giềng bên cạnh đừng quên mỗi ngày…

(Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam)

Cùng Tác Giả